Bệnh dại và cách phòng ngừa

Ở nước ta trong những năm gần đây, bệnh dại đang có chiều hướng gia tăng 
 
và thực sự là mối nguy hiểm lớn cho con người và vật nuôi. bệnh dại vẫn chưa có 
 
thuốc chữa trị đặc hiệu khi bệnh đã bộc phát.
 
Bệnh dại được đánh giá là bệnh truyền nhiễm gây chết người kinh sợ nhất 
 
của loài người. Chính vì vậy, bệnh dại được tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp vào 
 
hạng thứ 12 trong các bệnh truyền nhiễm gây tử vong. Đây là một bệnh có thể chủ 
 
động phòng tránh được, chỉ có phương pháp tiêm phòng sớm, đúng mới mong cứu 
 
Đặc điểm của bệnh là virút tác động vào hệ thần kinh gây rối loạn thần kinh 
 
trung ương là não bộ làm cho con vật trở nên hoãng loạn (điên dại) và chết. Nguồn 
 
mang bệnh dại chủ yếu là chó (90%), mèo nuôi (5%) và động vật hoang dã.
 
Bệnh lây chủ yếu qua vết cắn, virút dại được truyền trực tiếp từ chó dại sang 
 
chó khỏe và người qua nước bọt tại vết cắn.
 
Virút có nhiều trong nước bọt của thú mang bệnh dại. Qua vết cắn, liếm vết 
 
thương của người hoặc con vật khác, virút sẽ xâm nhập vào cơ thể, nhân lên và 
 
hướng tới hệ thần kinh, phá huỷ mô thần kinh, gây nên những kích động điên dại 
 
và kết thúc bằng cái chết.
 
Đặc biệt, virút dại đã có trong nước bọt của chó, mèo từ 10 – 15 ngày trước 
 
khi con vật phát bệnh, vì vậy tại thời điểm này nếu người bị chó, mèo cắn, liếm 
 
hoặc tiếp xúc trực tiếp với con vật thì người rất dễ bị lây nhiễm virút dại, tuy nhiên 
 
do con vật chưa có triệu chứng lâm sàng nên người dễ bỏ qua mà không chú ý đề 
 
Khi đã lên cơn dại thì không thể chữa trị được kể cả người và động vật. Chỉ 
 
phòng bệnh bằng vắcxin dại nhược độc khi bị chó cắn.
 
Người nuôi, buôn bán, giết mổ, vận chuyển kinh doanh chó, mèo cần thực 
 
a) Không nuôi chó, mèo chưa khai báo với chính quyền địa phương.
 
b) Không nuôi chó, mèo không tiêm phòng bệnh dại.
 
c) Không nuôi chó thả rông.
 
d) Không để chó cắn người.
 
đ) Không nuôi chó, mèo gây ô nhiễm môi trường.
 
Phải thường xuyên xích chó, nuôi chó trong nhà, không được thả rông ngoài 
 
đường. Ở thành phố, thị trấn, khu dân cư khi dắt chó ra nơi công cộng phải có dây 
 
xích, phải rọ mõm và có người dắt, không để chó đi lang thang ngoài đường, phố 
 
làm mất vệ sinh nơi công cộng.
 
Mỗi hộ gia đình chỉ nên nuôi 1 – 2 con chó để giữ nhà. Trong trường hợp 
 
nuôi nhiều (trên 5 con không kể chó mới sinh) phải có tờ trình về điều kiện nuôi và 
 
được cơ quan thú y địa phương xác nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y.
 
Vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi.
 
Khi phát hiện chó, mèo có những biểu hiện bất thường, bỏ ăn hoặc ăn ít, sốt 
 
cao, hung dữ khác thường thì báo ngay cho nhân viên thú y cấp xã.
 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *